Lệch Đĩa Đệm

Lệch đĩa đệm không phải là tình trạng hiếm gặp, nhất là khi con người bắt đầu giai đoạn lão hóa. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, dẫn đến những thay đổi về cấu trúc cột sống cũng như ảnh hưởng đến dây thần kinh. Hãy cùng bài viết sau đây khám phá thêm thông tin liên quan xoay quanh bệnh lý này để bảo vệ cho sức khỏe tốt hơn!

Lệch đĩa đệm là gì?

Cột sống vốn được cấu tạo từ 33 đốt xương, xen giữa chúng là những đĩa đệm. Nhiệm vụ chính của đĩa đệm là bảo vệ đốt xương sống khỏi ma sát trong khi con người chuyển động. Trong trường hợp đĩa đệm không còn nằm ở vị trí ban đầu mà trượt về hẳn một phía, gây ra hiện tượng lệch đĩa đệm.

Lệch đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm nghiêng hẳn về một bên so với vị trí ban đầu
Lệch đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm nghiêng hẳn về một bên so với vị trí ban đầu

Bất kỳ vị trí nào trên cột sống cũng có thể gặp phải tình trạng này, nhưng phổ biến hơn cả là ở thắt lưng và cổ gáy. Cũng theo các chuyên gia, người cao tuổi hoặc từng có tiền sử bệnh lý liên quan đến chấn thương lưng có nguy cơ bị đĩa đệm lệch lớn hơn bình thường. Việc điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến xấu đi, vì vậy người bệnh nên dành thời gian đi khám ngay khi phát hiện triệu chứng đau nhức đầu tiên.

Nguyên nhân lệch đĩa đệm

Lệch đĩa đệm cột sống có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:

  • Chấn thương: Nếu người bệnh từng bị các chấn thương nặng liên quan đến cột sống như tai nạn xe hơi, ngã khi chơi thể thao,… thì rất có khả năng ảnh hưởng đến đĩa đệm. Nguyên nhân là những ngoại lực tác động mạnh đến đốt xương, kéo theo cả phần đĩa đệm vốn nằm giữa chúng.
  • Thoái hóa: Đa phần các trường hợp lệch đĩa đệm đều xuất phát từ vấn đề thoái hóa đĩa đệm. Thoái hóa diễn ra thầm lặng theo thời gian, khi đĩa đệm đã phải chịu đựng rất nhiều áp lực bắt nguồn từ chuyển động hàng ngày của cột sống. Đến một thời điểm nhất định, đĩa đệm không còn giữ được cấu trúc ban đầu, trở nên khô cứng hơn và rất dễ bị lệch ra ngoài. 
  • Các yếu tố khác: Trên thực tế, không chỉ có chấn thương hay thoái hóa có thể gây ra tình trạng đĩa đệm bị lệch. Bệnh lý này còn liên quan đến những yếu tố khác như: Nghiện thuốc lá, vận động ít, thừa cân, lao động cường độ cao, ngồi quá nhiều,…

Triệu chứng của bệnh

Bệnh lệch đĩa đệm có thể gây ra những triệu chứng sau:

  • Đau: Những cơn đau tập trung ở khu vực xảy ra tình trạng đĩa đệm lệch. Mức độ đau nhức sẽ có sự khác biệt ở mỗi bệnh nhân. Ở giai đoạn ban đầu, cơn đau có thể xuất hiện với tần suất thấp nhưng càng về sau càng dữ dội hơn. Tình trạng này thường tồi tệ hơn khi người bệnh không vận động trong một thời gian dài, ví dụ như vào buổi sáng mới thức dậy, ngồi một chỗ lâu,…
  • Tê ngứa: Cảm giác tê ngứa râm ran chạy dọc theo cánh tay hoặc hai chân. Triệu chứng này là dấu hiệu cho thấy đĩa đệm bị lệch đã chèn lên những dây thần kinh ở gần nó. Điểm khác nhau là nếu lệch đĩa đệm cột sống lưng thì hai chân bị ảnh hưởng còn ở cổ gáy thì cánh tay bị ảnh hưởng. 
  • Các triệu chứng khác: Ngoài hai dấu hiệu tiêu biểu kể trên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tình trạng khác như yếu sức ở tay, chân, chuyển động khó khăn hơn, cơ thể mệt mỏi,…
Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở khu vực đĩa đệm bị lệch
Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở khu vực đĩa đệm bị lệch

Bệnh lý lệch đĩa đệm có nguy hiểm không?

Lệch đĩa đệm có nguy hiểm không là vấn đề nhân được khá nhiều sự quan tâm của người bệnh bên cạnh các chủ đề khác như nguyên nhân hay triệu chứng. Theo các bác sĩ, câu trả lời phụ thuộc vào việc bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nào. 

Nếu như người bệnh mới ở mức độ đầu tiên, đĩa đệm chưa bị chệch quá nhiều ra khỏi vị trí vốn có thì không cần quá lo lắng. Bệnh nhân lúc này chỉ cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ cũng như tăng cường chăm sóc nghỉ ngơi là được.

Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh không phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục hiệu quả, đĩa đệm lệch có thể trở thành đĩa đệm thoát vị. Tình trạng thoát vị thường gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến dây thần kinh, nhất là khi tủy sống cũng bị chèn ép. Thậm chí, bệnh nhân còn phải đối mặt với nguy cơ mất cảm giác ở chân tay hoặc tàn phế suốt đời.

Chẩn đoán lệch đĩa đệm

Hiện nay, việc chẩn đoán lệch đĩa đệm được tiến hành thông qua các phương pháp sau:

  • Thăm khám tổng quát bên ngoài: Các bác sĩ trước tiên sẽ hỏi bệnh nhân một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng, ví dụ như thời điểm xuất hiện, mức độ đau nhức,… Sau đó, họ yêu cầu người bệnh làm một bài kiểm tra thể chất đơn giản để đưa ra các suy đoán ban đầu.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Để có được kết luận chính xác nhất, các bác cần xem xét thêm hình ảnh cụ thể của cột sống cũng như các cấu trúc bên trong khác. Chính vì vậy, người bệnh được đề nghị thực hiện các loại kiểm tra bằng X-quang, CT, discogram và MRI. Từ hình ảnh đa chiều thu được, nguyên nhân gây ra cơn đau nhức cột sống cũng như mức độ nghiêm trọng của đĩa đệm lệch được đưa ra.
Các xét nghiệm hình ảnh như X - quang giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh
Các xét nghiệm hình ảnh như X – quang giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Cách điều trị lệch đĩa đệm hiệu quả

Điều trị sớm tình trạng lệch đĩa đệm luôn được khuyến khích đối với bệnh nhân. Thông qua quá trình chẩn đoán, bác sĩ xây dựng phác đồ chữa bệnh phù hợp với từng trường hợp. Dưới đây là một số những biện pháp được sử dụng phổ biến:

Bài thuốc dân gian

Các bài thuốc từ thảo dược thường thích hợp sử dụng ở người bệnh giai đoạn đầu vì có tác dụng hỗ trợ, cải thiện nhanh chóng và hiệu quả.

  • Bài thuốc vỏ bí đỏ, hương nhu: Người bệnh chuẩn bị 50g vỏ bí đỏ, 10g hương nhu cùng 20g đường mật. Sau khi sơ chế vỏ bí cùng hương nhu, cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm 1lit nước lọc rồi nấu khoảng 30 phút. Bệnh nhân chắt nước thuốc và dùng uống mỗi ngày. Thời gian uống kéo dài liên tục trong 2 tuần lễ. 
  • Bài thuốc từ cây lược vàng: Lá lược vàng chuẩn bị khoảng 20g đến 30g, sao khô vàng cùng với 10ml rượu cao độ. Sau đó, bệnh nhân đem đun lá lược vàng đã sao cùng với 1lit nước lọc. Thuốc nên dùng khi vẫn còn ấm nóng, thời điểm uống tốt nhất là sau khi ăn no, mỗi ngày 1 lần.
  • Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt chọn các lá già, lượng dùng khoảng 60g. Bắc chảo chống dính lên bếp, đợi chảo nóng thì bỏ lá lốt vào đun. Người bệnh sử dụng lá lốt ấm nóng này đắp lên những khu vực cảm thấy đau nhức, mỗi ngày dùng ít nhất 1 lần.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cách chữa lệch đĩa đệm bằng Tây y

Bên cạnh bài thuốc dân gian, người bệnh cũng có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các loại thuốc Tây y dưới đây:

  • Thuốc chống viêm NSAIDs: Lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân lệch đĩa đệm chính là thuốc chống viêm NSAIDs, ví dụ ngồm có paracetamol, ibuprofen,… Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh đồng thời giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm (nếu có), giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Đối với những trường hợp đau nhức dữ dội, sử dụng mỗi thuốc chống viêm NSAIDs có thể không giúp ích nhiều. Thay vào đó, bệnh nhân nên dùng thử các thuốc giảm đau gây nghiện (Morphin, codein,..). Thuốc ảnh hưởng đến quá trình truyền tín hiệu từ não bộ đến khu vực bị đau, nhờ vậy mà những triệu chứng khó chịu được cải thiện nhanh chóng.
  • Thuốc giãn cơ: Có một số ca bệnh đĩa đệm lệch được kê thêm cả thuốc giãn cơ. Giống như tên gọi, loại thuốc này giúp giãn lỏng những bó cơ đang co cứng lại vì đĩa đệm chèn lên dây thần kinh gần đó. Thông qua tác động đến cơ bắp, cảm giác đau nhức khó chịu mà bệnh nhân đang phải chịu đựng sẽ thuyên giảm đáng kể. Một số thuốc giãn cơ: Metaxalone, baclofen,…
Các loại thuốc giãn cơ có thể giúp loại bỏ tình trạng đau nhức khó chịu
Các loại thuốc giãn cơ có thể giúp loại bỏ tình trạng đau nhức khó chịu

Người bệnh lệch đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Đối với chế độ dinh dưỡng, người bệnh lệch đĩa đệm nên chú ý những vấn đề sau đây:

Thực phẩm nên ăn

Bệnh nhân cần gia tăng tiêu thụ các loại thực phẩm:

  • Ngũ cốc nguyên hạt như đại mạch, lúa mì, yến mạch,.. với hàm lượng chất xơ hòa tan cao, không chứa tinh bột và chất béo gây hại cho cơ thể.
  • Thịt trắng như cá và ức gà. Ngoài ra, người bệnh có thể tiêu thụ thêm nguồn đạm động vật và canxi từ các loại hải sản như cua, tôm, ghẹ,…
  • Dầu oliu, sữa và các chế phẩm sữa như phô mai, sữa chua,… là những thực phẩm cho bệnh nhân bị thoát vị.
Người bệnh nên tăng cường ăn thịt ức gà để quá trình hồi phục đạt được kết quả tốt hơn
Người bệnh nên tăng cường ăn thịt ức gà để quá trình hồi phục đạt được kết quả tốt hơn

Thực phẩm kiêng ăn

Người bệnh không nên hoặc hạn chế ăn các thực phẩm:

  • Thịt đỏ, đặc biệt là thịt ba chỉ hoặc thịt động vật có nhiều mỡ. Nguyên nhân là vì chúng chứa axit béo gây kích ứng viêm đau.
  • Đồ uống có cồn, ví dụ như bia đen, rượu gạo, rượu trái cây,…
  • Tinh bột trắng như bánh mì, cơm gạo, bún phở,…

Phòng tránh lệch đĩa đệm cột sống lưng, cột sống cổ

Bạn có thể phòng tránh lệch đĩa đệm bằng cách thực hiện những điều sau đây:

  • Chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh. Tốt nhất là nên bổ sung thêm rau xanh các loại, trái cây quả mọng và ngũ cốc chưa qua tinh chế.
  • Thường xuyên vận động cơ thể, nhất là thông qua thể dục thể thao. Chọn môn thể thao bản thân yêu thích và cố gắng duy trì thói quen luyện tập hàng ngày.
  • Để cơ thể nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Chú ý không nên ngồi hoặc nằm quá lâu mà phải dành thời gian để cơ thể thư giãn và thả lỏng cơ bắp.
  • Không nên nâng vật nặng bằng cách cúi người trực tiếp. Thay vào đó, bạn nên ngồi xuống rồi dùng sức nhắc đồ vật lên, điều này giúp cột sống tránh bị căng thẳng quá mức.
Thể dục thể thao giúp tăng cường và bảo vệ sức khỏe xương khớp cho mọi người
Thể dục thể thao giúp tăng cường và bảo vệ sức khỏe xương khớp cho mọi người

Người bệnh lệch đĩa đệm nên khám, chữa ở đâu?

Bệnh nhân bị lệch đĩa đệm nên đi khám tại các địa chỉ sau:

  • Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là một trong những bệnh viện TW tuyến đầu của cả nước. Tại đây không chỉ quy tụ các bác sĩ xương khớp chuyên môn cao mà còn có cả hệ thống phòng khám, máy móc thiết bị hiện đại và tân tiến. Địa chỉ bệnh viện: Số 16 – 18 Phủ Doãn, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hotline: 024 3825 3531. 
  • Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình Hồ Chí Minh: Nhắc đến những địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp uy tín, không thể không nói đến Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình TP. HCM. Đây là bệnh viện chuyên khoa tuyến đầu, đáp ứng tất cả những yêu cầu điều trị cũng như ca bệnh phức tạp nhất. Địa chỉ: Số 929 Trần Hưng Đạo, thuộc phường 1, Q. 5, TP. HCM – Hotline: 028 3923 7007.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh lý lệch đĩa đệm. Tình trạng này có khả năng biến chứng và gây hại đến sức khỏe cột sống. Chính vì vậy, người bệnh nên lập tức đi khám khi phát hiện dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng
Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 và những thông tin cần biết

Mổ thoát vị đĩa đệm ở bệnh viện 108 và những thông tin cần biết

Thoát vị đĩa đệm nằm trong top 3 bệnh lý xương khớp phổ biến hàng đầu hiện nay. Vì vậy...
Top 5 đai đeo thoát vị đĩa đệm của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Top 5 đai đeo thoát vị đĩa đệm của Nhật Bản tốt nhất hiện nay

Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong nghiên cứu phát triển các sản phẩm hỗ trợ...
Rách vòng xơ đĩa đệm là gì? Hình ảnh, triệu chứng và cách điều trị

Rách vòng xơ đĩa đệm là gì? Hình ảnh, triệu chứng và cách điều trị

Rách vòng xơ đĩa đệm làm hạn chế chức năng của cơ quan này, tạo điều kiện cho bệnh lý...
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì? Cách điều trị ra sao?

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là gì? Cách điều trị ra sao?

Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là tình trạng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu...
Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì? Triệu chứng và cách điều...

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm khiến bệnh nhân đau đớn và gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top