Bệnh Tổ Đỉa Ở Mông

Bệnh tổ đỉa ở mông là một trong những bệnh lý về da liễu khá phổ biến hiện nay, khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái, khó chịu trong cuộc sống. Nếu không được khắc phục, kiểm soát kịp thời, bệnh có thể lây lan nhanh chóng sang các vùng da xung quanh, gây bội nhiễm, ảnh hưởng đến làn da, cũng như cuộc sống sinh hoạt. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cũng như có cách khắc phục, phòng tránh hiệu quả, hãy cùng theo dõi bài viết sau.

Tìm hiểu tổ đỉa ở mông là bệnh gì? 

Bệnh tổ đỉa ở mông là một bệnh lý da liễu thường gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi, còn được biết đến với tên gọi chàm da, eczema, nấm á sừng. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các mụn nước nhỏ nổi trên da mông, tạo thành các cụm mụn nước. Bên cạnh khu vực mông, tay, chân cũng là những bộ phận rất dễ gặp phải tình trạng này.

Bệnh tổ đỉa ở mông gây khó chịu, phiền toái cho người mắc bệnh
Bệnh tổ đỉa ở mông gây khó chịu, phiền toái cho người mắc bệnh

Nếu không được điều trị kịp thời, các mụn nước sẽ phát triển ngày một dày đặc và dễ vỡ ra khi người bệnh ngồi, cọ xát mông. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng, đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân nào dẫn đến tổ đỉa ở mông?

Để điều trị kịp thời, đúng hướng, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới bệnh tổ đỉa ở mông. Tình trạng này do nhiều lý do gây ra, trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến như:

  • Dị nguyên gây kích ứng: Việc người bệnh thường xuyên tiếp xúc với những dị nguyên gây kích ứng như hóa chất, chất độc hại hoặc ngồi lên ghế gỗ, ghế dính tạp chất là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổ đỉa ở mông.
  • Yếu tố di truyền: Theo thống kê, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến các ca tổ đỉa ở mông. Theo đó, nếu trong nhà có các thành viên từng mắc bệnh tổ đỉa thì bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những người bệnh thường. Nếu cả bố và mẹ cùng mắc bệnh thì con cái có nguy cơ mắc bệnh lên tới 41% và có xu hướng phát triển thành bệnh mãn tính.
  • Dị ứng: Đây cũng là một trong số những nguyên nhân khá phổ biến gây bệnh tổ đỉa ở mông. Nếu bạn bị dị ứng với thời tiết, thực phẩm, phấn hoa hoặc lông động vật thì khi tiếp xúc với chúng, nguy cơ hình thành mụn nước và bệnh tổ đỉa phát triển sẽ rất cao.
  • Cơ địa nhạy cảm: Khi sức đề kháng yếu, cơ địa người bệnh sẽ dễ dàng bị kích thích, phản ứng khi tiếp xúc với những dị nguyên gây bệnh hơn so với người bình thường.
  • Thói quen vệ sinh kém: Việc người bệnh không vệ sinh cơ thể thường xuyên, đúng cách cũng có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn tích tụ, làn da trở nên mẫn cảm, yếu hơn và dẫn đến bệnh tổ đỉa ở tay, chân, mông.

Dấu hiệu nhận biết khi mắc tổ đỉa ở mông

Bệnh tổ đỉa ở mông cũng có các triệu chứng tương tự như bệnh tổ đỉa ở các khu vực khác trên cơ thể. Người bệnh cần theo dõi cơ thể thường xuyên và nhanh chóng thăm khám, áp dụng các biện pháp điều trị, khắc phục triệu chứng bệnh từ sớm.

Cần xác định rõ triệu chứng bệnh từ sớm để điều trị kịp thời
Cần xác định rõ triệu chứng bệnh từ sớm để điều trị kịp thời

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh tổ đỉa ở mông:

  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ màu trắng đục trên da, có lớp sừng khá dày và dần teo đi, chuyển màu vàng. Nếu không được điều trị, khắc phục kịp thời, các nốt mụn này sẽ rỉ dịch, có nguy cơ nhiễm khuẩn, sưng tấy và khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu.
  • Khi các nốt mụn nước khô lại và bong ra, chúng sẽ để lại một lớp vảy cứng trên da, gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu người bệnh không thể chịu được và cào gãi, tổn thương sẽ lan rộng, làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, sưng hạch bạch huyết và sốt cao, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Nếu các nốt mụn nước dần chuyển màu trắng đục và có xu hướng sưng tấy hơn thì bạn nên cần cẩn thận, bởi đây là biểu hiện của tình trạng bội nhiễm.

Mặc dù không trực tiếp gây nguy hại tới sức khỏe nhưng bệnh tổ đỉa ở mông làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Do đó, ngay khi phát hiện thấy các triệu chứng trên, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách.

Cách điều trị tận gốc bệnh tổ đỉa ở mông

Nếu được phát hiện và điều trị từ sớm, bệnh tổ đỉa ở mông có thể chấm dứt nhanh chóng mà không gây nguy hại quá lớn tới sức khỏe. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người, bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.

Điều trị tại chỗ 

Thông thường, nếu triệu chứng bệnh tổ đỉa không quá phức tạp, mụn nước chưa tiến triển nặng, không có dấu hiệu bội nhiễm, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị tại chỗ bằng cách sử dụng những loại thuốc sau:

Sử dụng thuốc bôi là cách giảm triệu chứng bệnh tổ đỉa ở mông nhanh chóng
Sử dụng thuốc bôi là cách giảm triệu chứng bệnh tổ đỉa ở mông nhanh chóng
  • Dùng thuốc được chỉ định để pha loãng với nước theo tỷ lệ 1/10.000, sau đó ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa với dung dịch này hàng ngày. Thực hiện đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng ngứa ngáy, đau rát, sưng tấy da sẽ được cải thiện nhanh chóng.
  • Trong trường hợp tổ đỉa xuất phát từ nấm và các mụn nước chưa quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh bôi thuốc BSI 1 – 3% vào vùng da bị tổn thương hoặc thoa thuốc chống nấm Nizoral để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Trường hợp người bệnh mắc tổ đỉa ở mông do dị ứng, có thể sử dụng các loại thuốc bôi chứa corticoid để da được sát khuẩn, phục hồi nhanh chóng.
  • Trường hợp tổ đỉa do nhiễm khuẩn, gây ra các mụn nước lớn, có chứa mủ, bác sĩ cần tiến hành chọc mụn, loại bỏ dịch mủ và kê đơn cho người bệnh dùng thuốc trị tổ đỉa dạng bôi Eosine, Milian để kiểm soát tổn thương, giúp da nhanh hồi phục.
  • Nếu các biện pháp điều trị tại chỗ trên không phát huy tác dụng như mong muốn, bác sĩ sẽ thực hiện liệu pháp ánh sáng để giúp kiểm soát triệu chứng và giúp vết thương nhanh hồi phục hơn.

Điều trị toàn thân 

Trong trường hợp bệnh tổ đỉa đã trở nên nghiêm trọng, các biện pháp điều trị toàn thân không phát huy công dụng tích cực, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh áp dụng các phương pháp toàn thân. Phương pháp này sẽ ngăn tổn thương lan rộng khắp cơ thể, phòng tránh biến chứng nặng nề.

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng, chống nấm, chống nhiễm khuẩn toàn thân tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Nếu tổ đỉa đã quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm botulinum toxin để kiểm soát triệu chứng bệnh nhanh chóng.

Tiêm botulinum toxin được áp dụng khi người bệnh bị tổ đỉa giai đoạn nặng
Tiêm botulinum toxin được áp dụng khi người bệnh bị tổ đỉa giai đoạn nặng

[pr_middle_post]

Lưu ý khi bị bệnh tổ đỉa ở mông

Bệnh tổ đỉa ở mông tuy không quá nguy hiểm nhưng lại rất dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Để chấm dứt bệnh lý này hoàn toàn cũng như ngăn ngừa tái phát, bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây:

  • Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng thuốc để nhận được hiệu quả như ý, tránh tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc dùng thuốc quá liều lượng quy định.
  • Giữ cho tâm lý luôn thoải mái trong suốt quá trình điều trị, không nên căng thẳng, lo lắng bởi điều này có thể ảnh hưởng tới sức đề kháng, khiến bệnh tổ đỉa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không nên tự ý áp dụng các cách chữa tại nhà hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường như da ngứa rát nghiêm trọng hơn hoặc châm chích khi bôi thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được khắc phục kịp thời.
  • Nên sử dụng những sản phẩm làm sạch cơ thể nhẹ dịu, lành tính, không chứa nhiều hóa chất để đảm bảo an toàn cho vùng da bị tổn thương, tránh khiến da kích ứng nặng hơn.
  • Trong thời gian mắc bệnh, nên mặc những loại trang phục rộng rãi, vải mềm, mịn, thấm hút mồ hôi tốt để tránh da bị ma sát, tổn thương nghiêm trọng hơn. 
  • Thường xuyên làm sạch cơ thể để tránh tích tụ tế bào chết, vi khuẩn trên da, đồng thời hạn chế đổ mồ hôi hạn chế kích ứng da.
  • Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, phòng tránh nguy cơ cơ thể bị tổn thương khi gặp tác nhân gây bệnh. Nên bổ sung nhiều vitamin C, protein, các loại khoáng chất, rau xanh, hoa quả để cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, không nên sử dụng những thực phẩm chứa cồn, chất kích thích, đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ cay nóng để tránh da bị kích ứng, phát ban, tạo điều kiện cho bệnh tổ đỉa phát triển.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về bệnh tổ đỉa ở mông. Trên thực tế, bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị, chăm sóc đúng cách. Vì vậy, bạn hãy chủ động thăm khám ngay từ sớm cũng như thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh được kiểm soát kịp thời.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không

Tổ đỉa là một trong những bệnh lý về da liễu phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và cuộc sống của người bệnh. Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không cũng là thắc mắc thường gặp của bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh này. Để biết câu trả lời chính xác cũng như cách khắc phục khi bị tổ đỉa, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây. Bác sĩ giải đáp thắc mắc bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? Tổ đĩa là bệnh lý về da liễu có tỷ lệ người...

Xem chi tiết
Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không

Tổ đỉa là một trạng thái viêm da, tổn thương khu trú tại bàn tay, bàn chân. Giống như nhiều bệnh lý da liễu khác, nhiều người lo lắng, thắc mắc liệu bệnh tổ đỉa có lây không, có di truyền không, phòng ngừa thế nào. Tất cả sẽ được chuyên gia, Ths.BS Lê Phương giải đáp trong bài viết bên dưới. Bệnh tổ đỉa có lây không? Có di truyền không? Bệnh tổ đỉa (Chàm tổ đỉa) là tình trạng viêm da ở lớp thượng bì, gây ra các tổn thương mãn tính và thường có tính chu kỳ....

Xem chi tiết

Chia sẻ

Cách chữa
Thuốc
Thuốc chữa
Dinh dưỡng

[THỰC HƯ] Nhất Nam An Bì Thang điều trị tổ đỉa có tốt như lời...

Tổ đỉa vốn là bệnh lý viêm da “khó nhằn” do rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn....
Chia sẻ
Bỏ qua
Top