Nổi Mẩn Đỏ Ở Mông Nhưng Không Ngứa Do Đâu, Chữa Thế Nào?

Rất nhiều người gặp tình trạng nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa và lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể là cơ địa hoặc bệnh lý. Tùy từng nguyên nhân mà cách chữa trị cũng sẽ khác nhau với mục đích là giảm đỏ, giảm ngứa da nhanh nhất.

Nguyên nhân khởi phát nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa

Người bị nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa có thể là do bị dị ứng, hệ miễn dịch suy giảm hoặc do một số bệnh lý ngoài da gây nên.

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý sau đây có thể khiến da ở mông nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa:

  • Viêm da cơ địa: Người bị viêm da cơ địa có khiến mông bị nổi mẩn đỏ không ngứa. Biểu hiện rõ nhất của bệnh là mông có nhiều nốt đỏ, đôi khi châm chích, ngứa ngáy nên khi ngồi, nằm sẽ rất khó chịu.
  • Bị rôm sảy: Rôm sảy do mồ hôi bị ứ đọng tại lỗ chân lông và gây bít tắc. Khi bị rôm sảy, bạn sẽ thấy nhiều nốt mẩn đỏ xuất hiện gây ngứa hoặc không.
Rôm sảy có thể gây nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa
Rôm sảy có thể gây nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa
  • Bệnh zona: Đây là bệnh lý nhiễm trùng được gây nên bởi các vi khuẩn, virus. Triệu chứng thường gặp nhất đó là da xuất hiện mụn nước, mụn đỏ. Nếu không xử lý sớm, zona sẽ nhanh chóng lây lan đến các vùng da xung quanh.
  • Viêm mao mạch dị ứng: Đây là bệnh lý cấp tính xuất hiện do hệ miễn dịch bị rối loạn. Hệ thống vi mạch trong cơ thể lúc này bị tấn công và làm khởi phát triệu chứng ngoài da. Đa số những người bị nổi mẩn đỏ không ngứa ở mông đều do tình trạng này.
  • Viêm da dị ứng: Bệnh xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có nguy cơ mắc phải. Không chỉ gây đỏ da mà còn làm da bị khô, bong tróc, ngứa rát ở mông, tay chân, lưng và mặt.
  • Lang ben: Lang ben xuất hiện khi da bị nhiễm nấm và làm các nốt đỏ không ngứa xuất hiện. Đây là bệnh lành tính nhưng dễ lây lan đến vùng da khác vậy nên bạn cần hết sức cẩn thận.
  • Lupus ban đỏ: Khi hệ miễn dịch tấn công vào cơ quan, tế bào và mô trong cơ thể thì bệnh sẽ xuất hiện. Lupus ban đỏ cũng khiến mông nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa và dễ lan đến vùng da khác.

Các nguyên nhân khác

Vùng da mông bị nổi mẩn đỏ còn có thể xuất hiện do các nguyên nhân dưới đây:

  • Cơ địa người bệnh: Người có làn da nhạy cảm, sức đề kháng yếu, dễ bị kích ứng thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi gặp các tác nhân xấu. Lý do là bởi trong máu chứa Lympho T, đây là kháng thể mẫn cảm với các dị nguyên.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Người có hệ miễn dịch kém, đang gặp bệnh về gan, thận sẽ dễ khiến vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Không chỉ gây mẩn đỏ ở mông mà còn gây ra nhiều tình trạng khác.
  • Yếu tố di truyền: Người thân trong gia đình có tiền sử bị bệnh về da liễu thì hế hệ sau cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Môi trường sống: Môi trường sống độc hại, nhiều hóa chất,… cũng có thể khiến da bị tổn thương, không chỉ vùng mông mà còn tay chân, vùng lưng, ngực….
Các yếu tố di truyền, dị ứng cũng làm vùng da mông bị mẩn đỏ
Các yếu tố di truyền, dị ứng cũng làm vùng da mông bị mẩn đỏ

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa ở mông thực ra không quá nguy hiểm nếu như bạn sớm phát hiện và kiểm soát kịp thời. Trong trường hợp nhận thấy những triệu chứng sau thì bạn cần đi khám ngay để được tư vấn cách chữa phù hợp nhất:

  • Mẩn đỏ kéo dài, ngứa ngáy khó chịu, lan rộng đến vùng da khác.
  • Các nốt mẩn đỏ bị viêm nhiễm, viêm loét đau rát.
  • Mẩn đỏ khiến việc ngồi, nằm khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Trong trường hợp bạn đi khám mà được chẩn đoán mắc các bệnh ngoài da thì nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị để nhanh chóng làm lành tổn thương, tái tạo tế bào da mới.

Gợi ý cách chữa trị nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa

Khi nhận thấy mông có hiện tượng mẩn đỏ, khó chịu thì bạn nên đi khám để được hướng dẫn cách chữa. Nếu bệnh nhẹ, chưa quá nghiêm trọng thì bạn có thể dùng các cách chữa tại nhà. Nhưng nếu bệnh có dấu hiệu nặng, kèm nhiều khó chịu thì có thể dùng các loại thuốc Đông hoặc Tây y.

Các cách chữa tại nhà

Khi bị mẩn đỏ ở mông, bạn có thể tham khảo dùng cách mẹo đơn giản tại nhà dưới đây. Đây là các mẹo được lưu truyền từ xưa, khá hiệu quả và thân thiện với làn da.

Nha đam có thể giảm mẩn đỏ, mẩn ngứa khá tốt
Nha đam có thể giảm mẩn đỏ, mẩn ngứa khá tốt
  • Dùng nha đam: Nha đam có thể giảm mẩn đỏ, mẩn ngứa khá tốt. Bạn hãy vệ sinh sạch mông rồi dùng gel nha đam thoa trực tiếp lên da từ 20 phút và rửa lại cùng nước ấm.
  • Xông nước lá: Hãy dùng lá khế, lá trầu không, lá kinh giới,…. đun sôi cùng nước sạch. Sau đó dùng nước này để xông mỗi tuần hoặc dùng pha với nước lạnh để rửa vùng da mông mỗi ngày.
  • Uống nước rau má: Rau má có thể giúp giải độc, mát gan, thanh lọc cơ thể rất tốt. Vậy nên bạn có thể uống nước rau má mỗi ngày để cải thiện những nốt mẩn trên mông.

Khi dùng các cách chữa này bạn hãy lưu ý thật kỹ về cách dùng, cách thực hiện. Nếu thấy có gì bất thường thì báo ngay với chuyên gia để được xử lý.

Sử dụng thuốc Tây y

Khi bị nổi mẩn đỏ ở mông  nhưng không ngứa, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc Tây y phổ biến như:

  • Thuốc bôi ngoài da: Gồm các thuốc chứa steroid để giúp giảm sưng, giảm mẩn đỏ. Bạn có thể tham khảo kem dưỡng ẩm ban đêm vitamin E, kem bôi Retinol để sử dụng.
  • Thuốc uống: Các thuốc uống chứa steroid hay thuốc kháng histamin cũng được kê đơn cho những ai bị mẩn đỏ giúp đẩy lùi triệu chứng và bảo vệ da.

Khi dùng các loại thuốc này bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn, tránh lạm dụng dùng quá nhiều hoặc dùng sai cách vì sẽ khiến cơ thể gặp nguy hiểm.

Dùng Đông y trị nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa

Đông y quan niệm tình trạng này là do phong thấp xâm nhập, trường vị thấp nhiệt và khiến tà khí uất tại cơ bì. Thuốc Đông y sẽ dùng thảo dược tự nhiên tác động vào sâu bên trong, trị tận gốc bệnh và ngăn bệnh tái phát.

Dùng Đông y trị nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa khá an toàn
Dùng Đông y trị nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa khá an toàn
  • Bài thuốc Tiêu ban hoàn bì thang: Đây là bài thuốc trị mề đay, mẩn đỏ, ngứa da của Nhất Nam Y Viện. Với sự kết hợp của hơn 30 dược liệu, đây thực sự là công thức hoàn hảo cho những ai bị mẩn đỏ.
  • Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh: Với hơn 150 tuổi, Mề đay Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn bệnh nhân khỏi dứt điểm mề đay, mẩn ngứa. Với liệu trình khoa học, thảo dược lành tính, tự nhiên, người bệnh hoàn toàn yên tâm chữa trị tại đây.
  • Bài thuốc Tiêu ban giải độc thang: Bài thuốc được chuyên gia tại Thuốc dân tộc nghiên cứu và phát triển với nhiều công dụng, đặc biệt là những ai bị mẩn đỏ, ngứa da. Đây cũng là phương thuốc được VTV2 giới thiệu đông đảo đến khán giả trên toàn quốc.

Hướng dẫn phòng ngừa nổi mẩn đỏ không ngứa ở mông

Để tránh tổn thương da và ngăn bệnh tái phát trở lại, người bệnh nên chú ý một số vấn đề như sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm mỗi ngày, nên mặc quần áo rộng, thoải mái.
  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu, sau 1 – 2 tiếng nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng.
  • Hạn chế tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để làn da khỏe mạnh và ẩm mượt hơn.
  • Không cào gãi lên da mông vì có thể gây viêm nhiễm, loét da.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung đủ dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ… để tăng cường sức đề kháng.
  • Nên đi khám ngay khi nhận thấy những biểu hiện bất thường hoặc tình trạng mẩn đỏ kéo dài quá lâu.
Bạn nên đi khám khi có dấu hiệu bất thường để được tư vấn cách chữa phù hợp
Bạn nên đi khám khi có dấu hiệu bất thường để được tư vấn cách chữa phù hợp

Nổi mẩn đỏ ở mông nhưng không ngứa dù không nguy hiểm nhưng nó gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của người bệnh. Vậy nên ngay khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh thì nên chú ý điều trị sớm để tránh làm tổn thương da cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Chia sẻ

Triệu chứng
Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Trẻ Em Và Những Điều Bố Mẹ Cần Biết

Sốt nổi mẩn đỏ ngứa ở trẻ em là dấu hiệu cảnh báo con nhỏ đang gặp vấn đề sức...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top