Xét Nghiệm Ure Máu: Những Điều Bạn Cần Biết Và Nên Lưu Ý

Ure máu là khái niệm có lẽ bạn đã nghe qua nhiều lần nhưng cụ thể ure máu là gì và ý nghĩa của việc xét nghiệm ure máu như thế nào thì nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết những điều này.

Xét nghiệm ure máu có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe con người
Xét nghiệm ure máu có ý nghĩa quan trọng với sức khỏe con người

Ure máu là gì?

Ure máu là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein có trong cơ thể và được đào thải ra bên ngoài qua thận. Trên thực tế ure không hề độc ngay cả khi lượng ure trong máu tăng cao. Thông thường, để xác định được chỉ số ure máu, người ta sẽ xét nghiệm máu. Nếu chỉ số này càng cao, cao hơn mức trung bình (khoảng 2,5-7,5mmol/l) thì chức năng của thận càng kém.

Ure sẽ luôn có sẵn trong cơ thể và được bổ sung qua protein hằng ngày chúng ta nạp vào cơ thể.

[pr_middle_post]

Xét nghiệm ure máu là gì?

Xét nghiệm Ure máu (BUN – Blood Urea Nitrogen) là kỹ thuật xét nghiệm máu để có thể xác định được nồng độ Ure có trong máu. Chỉ số này có ý nghĩa là giúp xác định được tình trạng của gan và thận.

Xét nghiệm ure máu giúp chẩn đoán bệnh về gan và thận
Xét nghiệm ure máu giúp chẩn đoán bệnh về gan và thận

Thông thường, để xác định được chỉ số ure máu, người ta sẽ xét nghiệm máu. Nếu chỉ số này càng cao, cao hơn mức trung bình (khoảng 2,5-7,5mmol/l) thì chức năng của thận càng kém. Ngược lại, nếu chỉ số Ure máu thấp hơn bình thường thì có thể cơ thể bạn đang thiếu chất dinh dưỡng hoặc có vấn đề về gan.

Những trường hợp làm ure máu thay đổi

Chỉ số ure máu ở người trưởng thành trung bình là 2,5 – 7,5mmol/l, tuy nhiên trong một số trường hợp, chỉ số này có thể thay đổi.

Ure máu tăng cao

Trong một số trường hợp sau, ure máu trong cơ thể sẽ thay đổi lên mức cao hơn bình thường:

  • Người bị suy thận, vô niệu hoặc tắc nghẽn đường niệu.
  • Chế độ ăn uống không đa dạng, sử dụng quá nhiều protein.
  • Người bị xuất huyết tiêu hóa, bị nhiễm trùng quá nặng.
  • Một số trường hợp bị sốt, bỏng, suy dinh dưỡng cũng bị tăng ure máu do tăng dị hóa protein.
  • Một số trường hợp hi hữu bị ngộ độc thủy ngân cũng có thể gây tăng ure máu.

Ure máu giảm

Khi xét nghiệm ure máu, nếu lượng ure trong máu giảm thì có thể do một số trường hợp sau:

  • Hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp.
  • Phụ nữ trong giai đoạn mang thai.
  • Những trường hợp thực hiện chế độ ăn kiêng.
  • Người mắc hội chứng giảm hấp thu có thể làm giảm khả năng tổng hợp Ure.
  • Một số trường hợp bị suy gan, viêm gan, xơ gan hoặc mắc hội chứng thận hư.
  • Chế độ ăn uống không đa dạng, thiếu protein cho cơ thể.

[pr_middle_post]

Dấu hiệu nhận biết nồng độ ure máu tăng cao

Dưới đây là những biểu hiện thường gặp khi người bệnh có nồng độ ure máu trong cơ thể tăng cao:

  • Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, kiệt sức, có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt.
  • Ăn không ngon miệng, giấc ngủ không sâu, thường xuyên mất ngủ.
  • Lưỡi có hiện tượng chuyển sang màu đen, cổ họng và niêm mạc có dấu hiệu bị loét.
  • Buồn nôn và tiêu chảy.
  • Nhịp thở không đều, hơi thở có mùi amoniac.
  • Huyết áp tăng nhẹ, mạch đập nhanh hơn , thân nhiệt giảm.
  • Một số trường hợp nặng có thể bị hôn mê, co giật, phản ứng với ánh sáng kém hơn bình thường.
  • Nếu bị suy thận có thể bị trụy mạch.
  • Có hiện tượng chảy máu võng mạc, dưới da cũng như niêm mạc.

Ý nghĩa của việc xét nghiệm ure máu

Xét nghiệm ure máu là một phương pháp giúp các bác sĩ, chuyên gia đánh giá được một số tình trạng sau:

  • Xác định được tình trạng của thận, đánh giá chức năng thận khi có những phát hiện bất thường.
  • Một số trường hợp đang chạy thận nhân tạo có thể cần xét nghiệm ure máu để xác định hiệu quả của quá trình điều trị lọc máu.
  • Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh có liên quan như bệnh liên quan đến gan, tắc nghẽn đường tiết niệu, suy tim, xuất huyết tiêu hóa,…
  • Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm ure máu để kiểm tra xem thận của bạn đang loại bỏ chất thải ra khỏi máu tốt không.
Xét nghiệm ure máu có ý nghĩa quan trọng
Xét nghiệm ure máu có ý nghĩa quan trọng

Ảnh hưởng của chỉ số Ure máu đến sức khỏe

Chỉ số ure máu nếu không như bình thường sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Mạch có thể nhỏ hơn, đập nhanh, ảnh hưởng đến huyết áp, nghiêm trọng có thể gây trụy mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Ảnh hưởng thần kinh: Trường hợp nhẹ bạn có thể chỉ thấy đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, hoa mắt. Nhưng nặng hơn có thể gây ra hôn mê, co giật, đồng tử co lại,…
  • Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Bạn sẽ cảm thấy ăn không ngon, chán ăn, chướng bụng, đầy hơi, nặng hơn có thể cảm thấy buồn nôn, niêm mạc họng, miệng bị loét.
  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Lượng ure máu không bình thường gây rối loạn nhịp thở, có thể kèm theo việc thở chậm và yếu.
  • Thân nhiệt sẽ bị giảm.
  • Gây thiếu máu, có thể dẫn đến suy thận.

Phải làm gì khi định lượng ure trong máu cao?

Khi thực hiện xét nghiệm ure, người bệnh sẽ được chẩn đoán và biết được định lượng ure máu cao hay thấp. Nếu chỉ số ure máu cao, các chuyên gia, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên chú ý đến các hoạt động của thận. Nếu như gặp các vấn đề như viêm thận, thận đa nang, lao thận, ứ nước bể thận do sỏi thận,… thì cần được tư vấn để điều trị dứt điểm.

Bên cạnh đó, để tránh tình trạng chỉ số ure trong máu cao, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Người bệnh cần cân bằng lượng protein dung nạp vào cơ thể và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng tránh sử dụng các loại thuốc có thể làm tăng nồng độ ure trong máu.

[pr_middle_post]

Quy trình xét nghiệm Ure máu

Người bệnh không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm, chỉ cần hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều protein và nên đi xét nghiệm vào buổi sáng.

  • Đầu tiên nhân viên sẽ quấn băng cố định vào bắp tay bạn và sử dụng cồn y tế để dễ dàng sát trùng vị trí sẽ lấy máu.
  • Nhân viên y tế dùng kim tiêm và lấy một lượng vừa đủ vào ống nghiệm để bảo quản.
  • Khi hoàn thành, nhân viên sẽ tháo băng quấn tay, vị trí tiêm lấy máu được băng lại bằng bông có tẩm cồn giúp cầm máu (lưu ý tránh cử động mạnh).
  • Máu sẽ được gửi đến xét nghiệm để đo lường cũng như phân tích.

Thời gian diễn ra xét nghiệm có thể diễn ra trong vòng 1 giờ, tùy tình trạng của mỗi người.

Quy trình xét nghiệm định lượng ure máu đơn giản
Quy trình xét nghiệm định lượng ure máu đơn giản

Thực hiện xét nghiệm ure máu ở đâu?

Do tâm lý chủ quan nên mọi người thường không chú ý đến sức khỏe của mình dù cơ thể đã sớm có những dấu hiệu cảnh báo. Đó là lý do các bác sĩ luôn khuyến cáo mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ hằng năm để có thể xác định rõ tình trạng sức khỏe của mình.

Chia sẻ

Chỉ Số Axit Uric Cao: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Hướng Điều Trị

Chỉ Số Axit Uric Cao: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Hướng Điều Trị

Axit uric hay acid uric là một chỉ số đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe người bệnh. Nếu...
Xét Nghiệm Triglycerid Là Gì? Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Thực Hiện

Xét Nghiệm Triglycerid Là Gì? Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Thực Hiện

Xét nghiệm triglycerid là kỹ thuật mà bất cứ ai cũng cần thực hiện trong mỗi đợt khám sức khỏe....
Xét Nghiệm NS1 Là Gì, Khi Nào Thực Hiện Và Cần Lưu Ý Gì?

Xét Nghiệm NS1 Là Gì, Khi Nào Thực Hiện Và Cần Lưu Ý Gì?

Xét nghiệm NS1 là xét nghiệm cần thiết, giúp phát hiện kịp thời và chuẩn xác virus sốt xuất huyết...
Triglyceride Thấp Là Gì? Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Chỉnh

Triglyceride Thấp Là Gì? Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Chỉnh

Theo các bác sĩ y khoa, triglyceride thấp là bệnh lý phổ biến, có thể gây ảnh hưởng đến sức...
Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Cholesterol Thấp: Nguyên Nhân, Biến Chứng, Phương Pháp Điều Chỉnh

Mọi người thường nghe nói đến bệnh cholesterol cao - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì, đau tim,...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top