Ngứa Đầu Ngón Tay Là Bệnh Gì? [Giải Đáp Chi Tiết Nhất]

Ngứa đầu ngón tay là tình trạng khá phổ biến, nhiều người tưởng chừng như vô hại nhưng thực chất nó là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Vậy tình trạng này là bệnh gì, có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? Bạn đọc theo dõi giải đáp chi tiết nhất được đề cập trong bài viết này nhé.

Ngứa đầu ngón tay là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Theo các bác sĩ, ngứa đầu ngón tay là biểu hiện của một số bệnh da liễu hoặc do tác động từ các yếu tố bên ngoài. Cụ thể như sau:

Ngứa ngón tay do bệnh cước

Bệnh cước xảy ra do không giữ ấm tay vào mùa đông, lúc thời tiết lạnh và hanh khô. Lúc này, ở phần đầu ngón tay nứt nẻ, sưng đỏ, cảm giác ngứa ngáy châm chích và đau rát.

Bệnh cước tay rất phổ biến, nhất là vào mùa đông
Bệnh cước tay rất phổ biến, nhất là vào mùa đông

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh tay bị chèn ép. Khi đó, các hoạt động tay sẽ bị hạn chế, thường xuyên bị chuột rút và khó cầm nắm. Ngoài ra, vùng bàn tay, ngón tay xuất hiện triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức, tê bì.

Bệnh vẩy nến

Do một vài yếu tố tác động, các tế bào dưới da phát triển quá nhanh sẽ nổi chồng lên nhau. Trên da xuất hiện các vảy trắng, có thể kèm các mẩn đỏ khiến người bệnh ngứa ngáy. Tình trạng vẩy nến này thường gặp ở đầu ngón tay, khuỷu tay, đầu gối, ngón chân và da đầu.

Bệnh ghẻ gây ngứa ở đầu ngón tay

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa các đầu ngón tay có thể kể đến đó là bệnh ghẻ. Người bệnh vệ sinh da tay không đúng cách tạo điều kiện cho các cái ghẻ và vi khuẩn tấn công gây bệnh. Các triệu chứng nứt da, nổi mụn nước, mẩn đỏ, ngứa ngáy có kể kéo dài 2 – 3 tháng, thậm chí cả năm nên không điều trị dứt điểm.

Bệnh chàm

Khi bị chàm, các đầu ngón tay bị bong tróc, da bị nứt, xuất hiện mụn nước gây ngứa. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhất là những người có cơ địa dị ứng hoặc thường xuyên bị stress.

Bệnh thần kinh đái tháo đường

Tuy không phổ biến như các bệnh da liễu kể trên nhưng ngứa đầu ngón tay là dấu hiệu cảnh báo rất có thể người bệnh đang bị thần kinh đái tháo đường.

Viêm da cơ địa khiến đầu ngón tay sưng ngứa

Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu cực kỳ phổ biến, thường xảy ra ở da tay, mặt, chân,… Triệu chứng của bệnh rất dễ nhận biết, trên da nổi sần, mẩn đỏ, bong tróc gây ngứa dữ dội.Nếu người bệnh không biết cách chăm sóc và điều trị, tình trạng ngứa ngày một tăng lên, nghiêm trọng hơn có thể gây lở loét, bội nhiễm.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng ngứa đầu ngón tay xảy ra do một số yếu tố sau đây:

  • Bị côn trùng cắn: Khi bị kiến, ong, muỗi,… cắn vào tay có thể gây ngứa ngáy, đau rát.
  • Cơ địa nhạy cảm: Da tay nhạy cảm khi phải tiếp xúc với các dị nguyên như xà phòng, phấn hoa, lông động vật,…sẽ có nguy cơ nổi mẩn ngứa.
  • Ảnh hưởng từ kem bôi tay: Người bệnh sử dụng một số loại kem bôi không rõ nguồn gốc hoặc chứa chất gây kích ứng da.
  • Nguyên nhân thời tiết: Thời điểm giao mùa hoặc quá nóng, quá lạnh khiến da dễ bị khô và ngứa ngáy.
  • Stress kéo dài: Căng thẳng đầu óc cũng là một trong những nguyên nhân khiến đầu ngón tay, ngón chân bị ngứa.
  • Phơi nhiễm kim loại: Một số kim loại như coban, niken,…gây ngứa ngón tay khi tiếp xúc trực tiếp.
  • Đặc thù công việc: Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm thấp, bắt buộc phải tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm khiến cho đầu ngón tay bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.

[mrec_form id=”20725″]

Sử dụng kem bôi không phù hợp có thể gây ngứa đầu ngón tay
Sử dụng kem bôi không phù hợp có thể gây ngứa đầu ngón tay

Triệu chứng ngứa đầu ngón tay

Các bác sĩ cho biết, người bệnh có thể nhận biết ngứa đầu ngón tay qua những triệu chứng sau:

  • Đầu ngón tay ngứa râm ran, có cảm giác châm chích và thường xuyên bị tê.
  • Ngứa đầu ngón tay có mụn nước, nổi mẩn đỏ, bong tróc da hình thành những vảy trắng.
  • Một số trường hợp nứt nẻ da, chảy máu gây đau đớn.

Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần bình tĩnh xem xét lại nguyên nhân để loại bỏ chúng. Đồng thời thực hiện một số biện pháp giảm ngứa đơn giản ngay tại nhà như dùng dầu gió, kem bôi,…và thăm khám nếu cần thiết.

[pr_middle_post]

Ngứa đầu ngón tay có nguy hiểm không?

Tình trạng ngứa đầu ngón tay không nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên nó kéo theo rất nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, thẩm mỹ, sinh hoạt và tâm lý.

Cụ thể, người bệnh có cảm giác khó chịu ở tay, giảm chất lượng giấc ngủ. Cảm giác ngứa châm chích, đau rát và tê bì khiến sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn. Người bệnh mệt mỏi, tâm lý tự ti trong giao tiếp, công việc bởi trên tay nổi mẩn, bong tróc và xuất hiện các vết sẹo.

Người bệnh cảm thấy khó chịu khi bị  ngứa ở các đốt ngón tay
Người bệnh cảm thấy khó chịu khi bị  ngứa ở các đốt ngón tay

Ngứa đầu ngón tay thông thường sẽ tự khỏi sau vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, nếu gặp phải những dấu hiệu sau, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể:

  • Triệu chứng ngứa, viêm da kéo dài không khỏi.
  • Tình trạng nứt nẻ, nổi mẩn, mụn nước lan rộng ra toàn tay và các bộ phận khác.
  • Có vết thương hở trên da, lở loét, có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Một số trường hợp  người bệnh bị sốt nhẹ, buồn nôn, đau đầu.

Phương pháp điều trị tình trạng ngứa đầu ngón tay

Tùy vào mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ngứa đầu ngón tay mà người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau. Hiện nay có 3 phương pháp cho hiệu quả tốt nhất gồm mẹo dân gian, dùng thuốc Đông hoặc Tây y.

Một số bài thuốc dân gian

Ngay khi bị ngứa đầu ngón tay, người bệnh có thể thực hiện ngay một trong những cách sau để giảm cảm giác khó chịu:

  • Nha đam: Tinh chất trong nha đam có công dụng kháng viêm, giảm ngứa, làm mịn và thúc đẩy tổn thương da nhanh phục hồi. Sau khi rửa sạch các đầu ngón tay, người bệnh dùng phần gel trắng nha đam chà mẹ lên chỗ ngứa.
  • Tinh dầu tràm: Người bệnh thực hiện chữa ngứa đầu ngón tay bằng cách pha loãng tinh dầu tràm với nước lọc rồi thoa trực tiếp lên da.
  • Lá chè xanh: Chất Epigallocatechin-2-gallate (EGCG) trong lá chè xanh có khả năng diệt khuẩn, phục hồi da hiệu quả. Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá chè xanh, đun với nước cùng một chút muối. Sau khi nước chè xanh nguội thì dùng để ngâm các đầu ngón tay bị ngứa.

Những bài thuốc dân gian chữa ngứa đầu ngón tay trên chỉ sử dụng các nguyên liệu đơn giản, cực kỳ dễ tìm mua với chi phí rẻ. Người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để giảm các triệu chứng khó chịu.

Tuy nhiên, phương pháp này không còn hiệu quả trong trường hợp ngứa đầu ngón tay đã trở nặng. Sau khi thực hiện khoảng 2 – 3 ngày nhưng không thuyên giảm, người bệnh cần đến tìm gặp bác sĩ để khám và điều trị.

Điều trị ngứa các đầu ngón tay bằng Tây y

Một trong những cách điều trị ngứa đầu ngón tay được nhiều người bệnh lựa chọn nhất đó là dùng thuốc Tây y. Bởi phương pháp này đem đến hiệu quả nhanh chóng, cách sử dụng tiện lợi. Bác sĩ sau khi thực hiện kiểm tra da sẽ kê đơn thuốc uống hoặc kem bôi sau:

  • Kem dưỡng ẩm: Trường hợp ngứa da do mất độ ẩm, người bệnh chỉ cần sử dụng các sản phẩm kem dưỡng để cấp nước nhanh cho da, đồng thời bổ sung vitamin và dưỡng chất để phục hồi màng bảo vệ.
  • Thuốc uống kháng histamin: Thuốc thẩm thấu nhanh giúp giảm kích ứng, chống viêm trong trường hợp ngứa đầu ngón tay do bệnh tự miễn.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Đây là một loại thuốc trị viêm da cơ địa có khả năng giảm tình trạng ngứa, chống nhiễm trùng, thúc đẩy làm lành da.
  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ chỉ kê đơn khi tình trạng ngứa da có nguy cơ bị nhiễm trùng gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Thuốc uống kháng histamin hay kháng sinh cần có đơn từ bác sĩ mới được sử dụng
Thuốc uống kháng histamin hay kháng sinh cần có đơn từ bác sĩ mới được sử dụng

Tuy cho hiệu quả nhanh nhưng người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua về điều trị. Bởi thuốc Tây y có thể gây ra tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, đau dạ dày, nhờn thuốc,…nếu dùng sai cách. Bác sĩ sẽ cân nhắc loại thuốc và liều lượng phù hợp nhất để điều trị mà không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Trong trường hợp ngứa đầu ngón tay do cách bệnh da liễu như tổ đỉa, viêm da,…nhưng dùng thuốc không hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng. Phương pháp này có hiệu quả tốt, nhanh chóng nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm.

Địa chỉ khám ngứa đầu ngón tay tốt nhất

Khi bị ngứa đầu ngón tay, người bệnh có thể tham khảo một số địa chỉ sau. Đây đều là những đơn vị lớn, uy tín, nhận được phản hồi tốt từ những người bệnh đã khám và điều trị.

Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nếu vẫn chưa biết khám ngứa đầu ngón tay ở đâu, người bệnh hãy ghé qua bệnh viện da liễu trung ương. Đây là bệnh viện tuyến trung ương nổi tiếng tại miền Bắc, chuyên điều trị tất cả vấn đề về da.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 15 đường Phương Mai, Hà Nội.
  • Hotline: 19006951.
  • Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6 mở khám từ 6h00 – 18h30, thứ 7 và chủ nhật từ 7h30 – 17h30.

Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh là tuyến cao nhất của thành phố , chuyên điều trị các bệnh về da và nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về đội ngũ bác sĩ, cơ sở vật chất và công nghệ khám chữa bệnh.

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: Số 02 Nguyễn Thông, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 028 3930 8131.
  • Thời gian làm việc: 7h00 – 11h00 và 12h00 – 16h00 từ thứ 2 – thứ 6.

Cách phòng tránh tình trạng ngứa đầu ngón tay

Nguyên tắc cơ bản để phòng ngừa tình trạng ngứa đầu ngón tay đó là tránh các tác nhân gây hại, đồng thời thúc đẩy lớp bảo vệ trên da và tăng cường sức khỏe. Cụ thể, các chuyên gia da liễu đã đưa ra một số cách như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ tay, thường xuyên cắt móng tay để tránh đất bẩn và vi khuẩn.
  • Khi bắt buộc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc hóa chất độc hại thì nên mang găng tay bảo vệ.
  • Nên lựa chọn sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc da có tính dịu nhẹ, không gây kích ứng ngứa ở các đốt ngón tay.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da tay, nhất vào thời tiết khô hanh.
  • Bổ sung nước cần thiết cho cơ thể, thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả,…
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, được chế biến sẵn, cay nóng và các chất kích thích.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng đầu óc, nên tập thể dục thường xuyên.
  • Thăm khám và xin ý kiến bác sĩ về cách chăm sóc, điều trị khi có biểu hiện bất thường trên da.

Trên đây là tất tần tật thông tin về tình trạng ngứa đầu ngón tay. Hy vọng qua đó, người bệnh có thể chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và biết cách xử lý phù hợp nếu không may gặp phải.

Chia sẻ

Triệu chứng
Viêm Da Cơ Địa Tái Đi Tái Lại Do Đâu, Điều Trị Thế Nào?

Viêm Da Cơ Địa Tái Đi Tái Lại Do Đâu, Điều Trị Thế Nào?

Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, tinh thần...

Giải đáp thắc mắc thường gặp trong khám chữa mề đay, phong ngứa tại Nhất...

Chữa nổi mề đay tại Nhất Nam Y Viện bao lâu thì khỏi, chi phí ra sao, những ai nên...

Giải pháp đẩy lùi bệnh á sừng bằng Nhất Nam An Bì Thang – Hiệu...

Trải qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm gắt gao, bài thuốc đặc trị á sừng Nhất Nam An...

Bài thuốc chữa viêm da của Nhất Nam Y Viện được VTV đưa tin giới...

Viêm da là bệnh lý mãn tính, khó điều trị dứt điểm và dễ dàng tái phát. Thị trường hiện...
nhất nam an bì thang thumb

Sự thật về hiệu quả ĐẨY LÙI viêm da bền vững của bài thuốc Nhất...

Y học có nhiều phương pháp giúp loại bỏ bệnh viêm da nhưng không phải phương pháp nào cũng mang...
Chia sẻ
Bỏ qua
Top